Các luật lệ Động_vật_trong_Hồi_giáo

Do người Hồi giáo có những luật lệ rất phức tạp và nghiêm khắc nên việc ăn uống cũng rất khắt khe. Ở các nước theo đạo Hồi, thịt động vật Halal thì người Hồi giáo mới được phép tiêu thụ. Halal và haram là những thuật ngữ áp dụng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống người Hồi giáo. Thực phẩm Halal còn phải được làm từ nguồn động vật được xử lý theo đúng phương pháp của đạo Hồi.

Quy tắc chung

Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt hợp quy (Halal), tức là thịt từ những con vật thanh sạch và đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột). Những loại thịt cấm kỵ (Haram) gồm thịt chó, thịt lợn và các loại thức ăn có thịt chó, thịt lợn, trong đó tuyệt không được ăn thịt lợn vì lợn là loài vật ô uế, cấm ăn tiết canh các loại, nghiêm cấm uống máu, ăn xác con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức, những người theo đạo Hồi còn không ăn ốc, hến, trai, sò. Tuy nhiên, trong trường hợp không còn gì để ăn thì họ mới được ăn mọi thứ để sống.

Những động vật và sản phẩm động vật được cho là hợp quy (Halal) phải là: Sữa (từ sữa bò, cừu, lạc đà và sữa dê), mật ong, cá, đồ tươi sống tự nhiên của động vật như bò, cừu, dê, hươu, nai, gà, chim, vịt cũng được xem là hợp quy Halal, nhưng chúng phải được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo để phù hợp cho việc ăn uống theo lễ. Những con vật thường được chế biến theo kiểu Halal là gà, vịt, dê, cừu. Tất cả những con vật sống ở dưới nước như cá, tôm, rùa là thực phẩm Halal. Khi hạ sát con vật, từ Allah (nghĩa là chúa trời) phải được người mổ thịt nói trước khi mổ "Nhân danh thượng đế, Allah vĩ đại nhất, chỉ có Allah là người chúng tôi thờ phụng" bằng tiếng Ả Rập rồi mới cắt cổ con vật, để linh hồn con vật được về bên Allah[1].

Dụng cụ giết mổ phải được mài sắc bén để đảm bảo tính nhân đạo. Động vật phải được giết ở khe cổ họng (chọc tiết) và khi cắt cổ con vật phải cắt đứt thanh quản và hai mạch máu để máu thoát hết theo nghi thức Dhabihah (ذَبِيحَة/dhabīḥah). Động vật phải còn sống trước khi bị mổ. Thịt của động vật bị chết hoặc bất tỉnh trước khi mổ không phải là thịt thanh sạch hợp quy (Halal). Thịt sau khi mổ phải được treo ngược lên để cho máu chảy ra hết. Thịt thanh sạch phải là thịt không dính máu (vấy máu). Việc giết mổ phải được thực hiện bởi người Hồi giáo hoặc người Do thái. Động vật phải được cho ăn ở chế độ tự nhiên, không chứa các sản phẩm làm từ động vật khác.

Các loài động vật và sản phẩm động vật bị cấm kỵ (Hamram) theo Đạo Hồi là:

  • Lợn (heo) và những gì được làm hay chiết xuất ra từ chúng.
  • Động vật có móng vuốt và răng nanh như sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ và các loài động vật khác tương tự.
  • Loài chim săn mồi có móng vuốt như đại bàng, kền kền, và các loài chim tương tự khác.
  • Loài gây hại như chuột, rết, bọ cạp và động vật tương tự khác.
  • Động vật cấm bị giết trong đạo Hồi: kiến, ong, chim gõ kiến.
  • Động vật được coi là bẩn thỉu như chấy, ruồi, giòi bọ và các động vật tương tự khác.
  • Động vật vừa sống trên đất liền vừa sống trong nước (động vật lưỡng cư) như ếch, cá sấu và các động vật tương tự khác.
  • Con lacon lừa nhà.
  • Tất cả các chất độc hại và loài thuỷ sản nguy hiểm.
  • Bất kỳ loài động vật khác không giết mổ theo luật Hồi giáo.
  • Động vật chết vì nghẹt thở, bị đập vào đầu, bị rơi, bị tấn công bởi động vật khác.
  • Máu của động vật (huyết canh). Trong đạo Hồi, thượng đế nói rằng cấm con người được ăn huyết của các loài động vật bởi những bệnh tật khi cắt tiết sẽ đi theo đường máu mà ra, chứa nhiều mầm bệnh[1].
  • Một phần bộ phận của cơ thể con người hoặc nhau thai động vật.
  • Bất kỳ chất lỏng hay chất rắn xuất ra từ người hoặc động vật như nước tiểu, phân, dịch, nhầy, chất nôn và mủ.

Nguồn thịt

Nguồn thịt được phép tiêu thụ phải tuân theo Luật Halal

Người theo đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn, các loại gia cầm có thể bay, những động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước (lưỡng cư). Trước khi giết mổ động vật, cần có nhiều người trong tôn giáo cầu nguyện Người hồi giáo không ăn thịt khi đã chết trước khi giết mổ hoặc giết mổ nhưng chưa được cầu nguyện. Tín đồ Hồi giáo bị cấm uống huyết (máu), ăn thịt lợn, thịt chó, hoặc bất kỳ con vật nào bị bệnh mà chết, hay bị một con vật khác giết, bị người giết để tế thần, thánh.

Theo Hồi giáo, thực phẩm từ động vật được quy định rất chặt chẽ, trong cách chọn loại thực phẩm này thì tín đồ Hồi giáo bắt buộc phải phân biệt được loài nào có Najis (những chất bẩn như: máu, mủ, rượu, nước tiểu, phân) và không có Najis. Thực phẩm, theo quy định của Hồi giáo, bao gồm những thực phẩm được phép ăn (gọi là Halal) và thực phẩm không được phép ăn (gọi là Haram). Theo luật Hồi giáo, nguyên liệu thực phẩm sản xuất từ động vật sau không được phép sử dụng[2]:

Các loài động vật mà theo luật Hồi giáo không được giết như: kiến, ong, chim gõ kiến, các loại động vật mà bản chất con người nói chung là ghét hoặc ngại tiếp xúc, các loài động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước như: ếch, cá sấu và các loại khác tương tự, bất cứ loại động vật biển nào không có vây (loại gây hại và có chất độc). Bất cứ loài động vật nào không được giết thịt theo đúng luật Hồi giáo, tiết hay thực phẩm có lẫn tiết. Tất cả những loài vật ăn thịt loài vật khác như chó, mèo, cá sấu cùng với tiết động vật cũng thuộc danh sách không bao giờ đụng miệng[3].

Một số chất hỗ trợ có thể bắt nguồn từ động vật không Halal, một số chất béo thực vật được xử lý bởi cùng một máy móc thiết bị đã được sử dụng để xử lý các chất béo động vật không Halal hay một số bao bì có thể chứa mỡ động vật như mỡ heo. Nếu những vật liệu đóng gói này có tiếp xúc với chất Haram, nó sẽ làm cho những sản phẩm Haram, không thích hợp cho tín đồ Hồi giáo tiêu thụ[2]. Người Hồi giáo được phép ăn thịt bò, nhưng phải do chính người Hồi giáo giết mổ[3].

Luật giết mổ

Giết mổ cừu theo lễ Qurban

Một động vật nằm trong chủng loài Halal thì mới được giết mổ theo cách Halal. Ngoài cách cắt cổ ít gây đau đớn và chết nhanh, động vật phải được nuôi, chuyên chở, bắt và giữ theo điều kiện nhân đạo. Vì thế cách đập đầu, chích điện để gây ngất trước khi cắt cổ sẽ không được chấp nhận. Đối với việc cắt cổ (dhabah): được xác định là phương pháp giết động vật với mục đích duy nhất là làm cho thịt chúng thích hợp cho con người sử dụng. Những điều kiện sau đây phải được thỏa mãn để Dhabh đạt được yêu cầu của luật Shariah. Người thao tác Dhabh (người cắt cổ) phải là người có tinh thần minh mẫn, và là người trưởng thành.

Nếu một người thiếu hoặc mất khả năng do say hay là thiểu năng lý trí thì người ấy phải ngừng công việc cắt cổ ngay. Phải có người khác vào thay thế vị trí Dhabh này. Những cái dao để thao tác Dhabh phải thật sự sắc bén để tạo điều kiện cắt da và mạch máu để máu thoát nhanh và tức thì, để cho xuất huyết nhanh và toàn bộ, không thể nói là cắt cổ nếu chỉ cắt da và các phần khác mà không cắt tĩnh mạch cảnh. Tiến trình được bắt đầu với vết cắt bằng con dao sắt như khuyến cáo đã rút ngắn toàn bộ thời gian cắt cổ, và có vẻ như con vật ít đau đớn hơn là gây ngất.

Con vật bị gây ngất trước khi bị giết, đôi khi con vật vẫn không hề bất tĩnh khi bị đánh một lần mà phải đánh thêm lần nữa. Phương pháp Dhabh cho phép con vật thoát máu nhanh và hiệu quả. Tim đập càng mạnh thì máu thoát ra càng nhiều, sự co giật không chủ động của con vật bị giết theo cách thức Dhabh nhiều hơn những con vật bị gây bất tỉnh. Các điều kiện sinh lý được diễn tả có hiệu lực đối với sự thoát máu của cơ thể con vật, nhưng nó chỉ hoạt động hết công suất nếu con vật bị cắt cổ trong lúc còn sống bằng cách cắt cuống họng và để lại phần cột sống mà không gây bất động cho bộ não của con vật. Không nên mài dao trước mặt động vật đang chuẩn bị cắt cổ. Nơi cắt được thực hiện trên cổ động vật ở một điểm ngay dưới thanh môn.

Theo truyền thống, lạc đà được cắt cổ bằng cách rạch một đường dao ở bất cứ nơi nào trên cổ, tiến trình này được gọi là Nahr. Với cách thức hạn chế hiện đại và cách gây ngất, tiến trình này không còn thích hợp. khí quản và thực quản phải được cắt cùng với động mạch cảnh và tĩnh mạch cảnh. Xương sống không phải cắt vì thế đầu động vật không hoàn toàn bị nghiêm trọng. Bằng phương pháp gây ngất hoặc gây sốc, con vật vẫn còn sống một vài phút sau đó. Vì lý do này mà một vài cơ sở giết mổ dùng gây ngất cho súc vật và dùng gây giật trong nước có điện cho gia cầm. Ở một số nước, gây ngất bằng cách đánh đã làm cho súc vật bị chết. Cũng vì lý do này mà một số tổ chức đã không cho phép gây ngất trong quy trình giết mổ Halal.

Hình ảnh quy trình giết cừu ở Hồi giáo trên thế giới

Một nghi thức quan trọng là phải cầu nguyện cho con vật bị giết theo nghi lễ Tasmiyah hoặc là lời cầu nguyện nghĩa là nhân danh Allah bằng lời Bismillah (nhân danh Allah) hoặc là Bismillah Allahuakbar (nhân danh Allah, Allah vĩ đại) trước khi cắt cổ động vật. Lời cầu nguyện còn khác tùy theo từng trường phái khác nhau. Nhưng lời cầu nhân danh Allah là phổ biến hơn cả và được cho là điều kiện quan trọng của Dhabh. Một số hành động bị cấm như:

  • Bắt con vật nằm xuống trước rồi sau đó mới mài dao là việc làm không được chấp nhận, vì lý do nhân đạo nên hành động mài dao trước mặt động vật trong lúc cắt cổ là không được chấp nhận.
  • Để cho dao cắt chạm vào tủy sống hoặc là cắt đứt cổ động vật là việc làm không được chấp nhận. Việc cắt đứt đầu, đánh vào đầu hoặc là đập đầu là việc làm đáng ghê tởm đối với cộng đồng Muslim nói chung.
  • Bẻ gãy cổ, lột da, cắt đứt từng phần hay là nhổ lông trong khi động vật vẫn chưa chết hẳn là không thể chấp nhận. Đôi khi trong các lò giết mổ công nghiệp, để đạt được tiến độ người ta đã tháo sừng, tai, chân trước trong khi con vật vẫn chưa chết hẳn. điều này đi ngược lại với nguyên tắc và yêu cầu của Dhabh và cần phải tránh.
  • Thao tác Dhabh với dụng cụ cắt đã cùn (không bén) là không được chấp nhận.
  • Không được cắt cổ con vật khi để con khác nhìn thấy cảnh đồng loại bị giết. Điều này đi ngược lại tiến trình giết mổ nhân đạo.

Lễ Hiến tế

Những con vật được tập kết chuẩn bị cho lễ hiến tế

Lễ hội Eid al-Adha (hay còn được gọi là lễ tế sinh, lễ hiến sinh) kéo dài 3 ngày, là một trong những dịp lễ lớn nhất của người Hồi giáo nhằm tôn vinh việc Abraham đã sẵn lòng vâng lời Thượng đế mà hiến tế con trai Ishmael, trước khi Thượng đế can thiệp để cấp cho ông ta một con cừu làm vật hiến tế thay thế. Trước dịp lễ hội, người Muslim sẽ phải chuẩn bị sẵn những con vật hiến tế. Chúng phải là những con vật khỏe mạnh và sẽ được quyết định dựa theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Trong dịp này, những người Muslim (những người theo đạo Hồi) giết động vật mừng lễ hội Eid al-Adha.

Sau khi giết chết những con vật đáng thương, người dân sẽ chia thịt của chúng ra làm 3 phần: 1 phần mang về nhà thưởng thức, 1 phần khác tặng người thân và phần còn lại để chia cho những người nghèo. Eid Al-Adha nằm trong số ba lễ hội giết nhiều thú vật nhất trên thế giới tính theo số lượng thú vật bị "khai tử". Vào mỗi dịp lễ hội, có khoảng 100 triệu con vật bị giết bao gồm: cừu, dê, lạc đà. Riêng tại Pakistan, quốc gia này đã thống kê mỗi năm trong dịp lễ hội Eid Al-Adha ở nước này tiêu thụ khoảng 10 triệu vật nuôi, ước tính giá trị lên đến hơn 3 tỉ USD.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Động_vật_trong_Hồi_giáo http://baghdadbureau.blogs.nytimes.com/2008/08/13/... http://sweetness-light.com/archive/the-eid-festiva... http://books.google.com.pk/books?id=O0gypGNaj3kC&p... http://books.google.com.pk/books?id=mXlHIskrYXEC&p... http://books.google.com.pk/books?id=sP_hVmik-QYC&p... http://www.bbc.co.uk/religion/religions/islam/holy... http://cafebiz.vn/tai-sao-thit-lon-bi-cam-trong-da... http://hcmufa.edu.vn/tap-chi/thong-tin-my-thuat-so... http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/9... http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/chuyen-it-biet...